Hotline: 0988.722.444 (zalo) |(024) 2242.4848 |0988.722.444 (zalo) |0977.337.407 |0979.149.566 (zalo) |091.228.1333
Ngày đăng: 14-08-2017 | Lượt xem: 887
Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết tất cả hóa chất dùng phòng chống dịch hàng năm đều được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng. Việt Nam trước khi đưa thuốc vào lưu hành cũng phải thử nghiệm thực địa ở cả 3 miền. Trong quá trình sử dụng thuốc, các viện chức năng phải liên tục kiểm tra đánh giá và thay đổi hóa chất để phòng tình trạng muỗi kháng thuốc.
"Nếu có dịch phải phun hóa chất 2 lần cách nhau 7-10 ngày để tiêu diệt muỗi, hóa chất không tồn lưu nên thực tế nhiều người dân thắc mắc sao vừa phun một tuần lại đầy muỗi trong nhà", ông Phu chia sẻ.
Theo ông Phu, phun hóa chất tiêu diệt muỗi chỉ có tính thời điểm để dập dịch sốt xuất huyết, là biện pháp ngắn hạn cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là tìm diệt các ổ bọ gậy, nơi loăng quăng tồn tại, việc phòng chống bệnh mới bền vững.
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chỉ thích nước sạch và đốt ban ngày
Theo phó giáo sư Trần Đắc Phu, muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà. Đặc biệt muỗi này không đẻ trứng ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối.
Khi đang sốt thì có lây nhiễm bệnh cho người khác
Nhiều người cho rằng bệnh nhân trong thời gian sốt không cần phải phòng chống vì sẽ không lây cho người khác. Thực tế thời gian có thể lây nhiễm là trước khi có biểu hiện lâm sàng một ngày và liên tục trong thời gian sốt. Đây là nguồn lây bệnh cho cộng đồng nên người bệnh phải tự bảo vệ, phòng hộ cá nhân để muỗi không đốt mình rồi truyền cho mọi người.
Từ đầu năm 2017 đến nay cả nước có hơn 100.000 trường hợp sốt xuất huyết, 30 người tử vong, số nhập viện tăng 33,5% so với cùng kỳ, tập trung nhiều ở miền Nam và Trung. Khu vực miền Bắc năm nay gia tăng đột biến. Tại Hà Nội bệnh nhân phải ngồi truyền dịch, nằm giường xếp, bệnh viện phải dùng hội trường làm phòng khám. Nguyên nhân tăng dịch là do mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa tăng, tốc độ đô thị hóa dẫn đến phát sinh các ổ loăng quăng... |
128Giải Phóng-ThanhXuân-HàNội (Cầu vượt Ngã4 Vọng)
0988.722.444 (zalo)
HÀ ĐÔNG: Lô 15 Số 158 Thanh Bình, Mỗ Lao
(024) 2242.4848
278 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
0988.722.444 (zalo)
THÁI NGUYÊN: 454 Trường Chinh, Thị xã Phổ Yên
0977.337.407
BẮC GIANG: 12 Thân Nhân Trung, P.Mỹ Độ
0979.149.566 (zalo)
Khu vực Tp.Hồ Chí Minh
091.228.1333
CH1: Số 128 Giải Phóng -Phường Phương Liệt -Quận Thanh Xuân -Hà Nội (Cầu vượt ngã 4 Vọng)
Điện thoại: (024) 6672.1234 Hotline: 0988 722 444
CH2: Lô 15, Số 158 Thanh Bình - Phường Mỗ Lao - Quận Hà Đông - Hà Nội
Điện thoại: (024) 2242 4848 Hotline: 0988 722 444
CH3: Số 278 Thái Hà - Quận Đống Đa - Hà Nội
Website: http://pestco.vn/ Email: dietmoitot@gmail.com
BẮC GIANG: Số 12 Thân Nhân Trung, P.Mỹ Độ, Tp.Bắc Giang, Bắc Giang. Điện thoại: 0979.149.566
THÁI NGUYÊN: Số 454 Đường Trường Chinh, Thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên. Điện thoại: 0977.337.407
LẠNG SƠN: Số 210 Đường 19/8, TT Hữu Lũng , Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: 0969.523.888
KHÁNH HÒA: Số 172 Cầu Dứa Phú Nông, P.Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang. Điện thoại: 091.228.1333
ĐẮC LẮK: 119 Đinh Tiên Hoàng, P.Tự An, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.Điện thoại: 091.228.1333
TP.HCM: Số 490 Cộng Hòa, P13, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 091.228.1333